Eatu Café – Eatu Coffee

Chứng nhận OCOP

Sản phẩm OCOP quốc gia

Chương trình OCOP là gì?

Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ sáng tạo, lao động, nguyên liệu, văn hóa…) và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

“Mỗi xã, phường một sản phẩm” (tiếng Anh là One commune, one product- viết tắt là OCOP) là mô hình được học tập từ phong trào “Mỗi làng một sản phẩm của của Nhật Bản” (tiếng Anh là One village, one product- viết tắt là OVOP), phong trào này được triển khai đầu tiên ở Nhật bản từ thập niên 70 của thế kỷ trước và đã mang lại nhiều lợi ích người dân.

        1. Mỗi xã, phường một sản phẩm là gì?

“Mỗi xã, phường một sản phẩm” (tiếng Anh là One commune, one product- viết tắt là OCOP) là mô hình được học tập từ phong trào “Mỗi làng một sản phẩm của của Nhật Bản” (tiếng Anh là One village, one product- viết tắt là OVOP), phong trào này được triển khai đầu tiên ở Nhật bản từ thập niên 70 của thế kỷ trước và đã mang lại nhiều lợi ích người dân. Đến nay đã có hơn 40 nước học theo và đã triển khai rất thành công góp phần mang lại đời sống ấm no cho người dân vùng nông thôn. “Mỗi xã, phường một sản phẩm” thực chất là giải pháp để phát triển kinh tế từ các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, truyền thống văn hóa, danh thắng các địa phương vốn dĩ là những tiềm năng lợi thế của các vùng miền chưa được phát huy, khai thác để phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn. Trong Chương trình này Nhà nước đóng vai trò tạo ra “sân chơi” bằng cách ban hành các cơ chế chính sách hợp lý để hỗ trợ phát triển như: đào tạo nâng cao kiến thức, hỗ trợ lãi suất tín dụng, đề ra các tiêu chuẩn sản phẩm, quảng bá và định hướng hình thành lên các kênh phân phối sản phẩm…còn người dân đóng vai trò chính trong sân chơi này, họ tự quyết định lựa chọn và phát triển các sản phẩm gì có lợi thế cạnh tranh của địa phương mình, đồng thời phải làm sao để các sản phẩm đó có chất lượng tốt nhất theo đúng quy chuẩn đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chất lượng sản phẩm chính là yếu tố quyết định sự thành công của Chương trình. Yếu tố này không chỉ thể hiện ở bản thân chất lượng của hàng hóa được kết tinh ở khâu sản xuất nguyên liệu, công nghệ chế biến và bảo quản đã được giám định kỹ lưỡng, mà phải làm thế nào tạo ra được ý thức sản xuất hàng hóa chất lượng cao trong hành vi của mỗi người dân. Ngoài ra nó còn thể hiện ở nghệ thuật bao bì, đóng gói sao cho hấp dẫn và thuận tiện nhất cho người tiêu dùng.

 

  2. Mục tiêu của đề án OCOP là gì?

 

   Đề án OCOP triển khai nhằm thực hiện việc phát triển hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có lợi thế ở khu vực nông thôn góp phần tái cơ cấu nền kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị. Thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Thông qua việc phát triển sản xuất tại các địa bàn nông thôn góp phần hạn chế việc giảm dân số nông thôn di cư ra thành phố, bảo vệ môi trường và gìn giữ ổn định xã hội nông thôn.

 

 3. Việc thực hiện thành công đề án OCOP có ý nghĩa như thế nào?

 

Việc phát triển Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” có một ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế – xã hội. Thứ nhất là, khi triển khai thành công nó sẽ giúp nâng cao thu nhập tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân và thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong xây dựng nông thôn mới; Hai là, làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, hướng người dân vào kinh tế thị trường, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống có lợi thế ở khu vực nông thôn góp phần tái cơ cấu kinh tế nông thôn; Ba là, góp phần làm giảm việc di dân từ nông thôn ra thành phố, thực hiện có hiệu quả tinh thần “Ly nông, bất ly hương”; Bốn là, thông qua chương trình góp phần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đây chính là yếu tố thúc đẩy sự phát triển một cách bền vững kinh tế nông thôn. Năm là, OCOP tạo ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng phục vụ phát triển du lịch địa phương.

 

 4. Trách nhiệm của các chủ thể tham gia OCOP như thế nào?

 

 (1) Vai trò của Nhà nước: 

 

Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức chính của Đề án OCOP là Ban điều hành OCOP tỉnh. Chịu trách nhiệm trong việc xây dựng Đề án, phối hợp với các đơn vị tư vấn, triển khai các hoạt động và huy động các nguồn kinh phí để thực hiện đề án. Đồng thời có trách nhiệm điều phối các hoạt động của các đơn vị tham gia đề án. Các sở, ban, ngành liên quan trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình tham gia các khâu của đề án, trong đó tạo trung tham mưu ban hành các cơ chế chính sách hợp lý để hỗ trợ phát triển như: đào tạo nâng cao kiến thức, hỗ trợ lãi suất tín dụng, đề ra các tiêu chuẩn sản phẩm, quảng bá và định hướng, hình thành lên các kênh phân phối sản phẩm rộng rãi trong và ngoài tỉnh…

 

 (2) Vai trò của Chính quyền các cấp (UBND cấp huyện, xã): 

 

Hình thành, quản lý hoạt động cho các bộ phận, cá nhân thuộc hệ thống tổ chức OCOP cùng cấp; Ban hành và tổ chức triển khai các chính sách hỗ trợ; Phân bổ, điều chỉnh các nguồn lực thực hiện; tuyên truyền về OCOP qua hệ thống của mình; Tổ chức cuộc thi sản phẩm cấp huyện để chọn sản phẩm thi cấp tỉnh.

 

 (3) Các tổ chức chính trị – xã hội – ngành nghề:

 

Liên minh các HTX và doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Xây dựng và phát triển tổ chức HTX và doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Hiệp hội các doanh nghiệp tỉnh: Tham gia vào các chuỗi giá trị hình thành trong đề án; Hội Nông dân: Chịu trách nhiệm tuyên truyền và động viên các hội viên tham gia đề án; Các trường dạy nghề trong tỉnh: Tham gia đào tạo các ngành nghề liên quan đến dự án, quản trị kinh doanh, tiếp thị cho các cộng đồng tham gia dự án.

 

 (4) Vai trò của người dân, tổ chức kinh tế (Doanh nghiệp, HTX):

 

Người dân, tổ chức kinh tế (Doanh nghiệp, HTX) đóng vai trò chủ đạo trong Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”. Người dân và tổ chức kinh tế chính là người phát hiện ra tiềm năng của quê hương mình, họ tự quyết định lựa chọn và phát triển các sản phẩm gì có lợi thế cạnh tranh nhất, đồng thời lập kế hoạch để phát triển, tập trung sản xuất, chế biến để các sản phẩm đó có chất lượng tốt nhất theo đúng quy chuẩn đáp ứng nhu cầu của thị trường. Động lực cơ bản để Chương trình phát triển bền vững chính là phải đặt người dân nông thôn vào vị trí trung tâm của quá trình triển khai, phát triển mọi hoạt động trong Chương trình.

Một thành công quan trọng nữa của Chương trình OCOP là công tác xúc tiến thương mại được các bộ, ngành, địa phương triển khai rất tích cực và hiệu quả. Bộ Công Thương đã nhanh chóng ban hành quyết định quy chuẩn trung tâm/điểm bán hàng OCOP, giúp cho cả nước có trên 142 trung tâm/điểm bán hàng OCOP. Hội chợ, triển lãm OCOP cấp tỉnh, khu vực với hơn 10.000 gian hàng dần trở thành thương hiệu địa phương và điểm đến của du lịch. Hệ thống bán lẻ hiện đại trong toàn quốc (các trung tâm thương mại lớn như hệ thống Central Retail, Saigon Coop, Mega Market…) cũng đã tích cực tham gia tiêu thụ các sản phẩm OCOP.

Đáng chú ý là trong bối cảnh mới triển khai thời gian rất ngắn so với quốc tế, Việt Nam đã có đề xuất và thúc đẩy Sáng kiến mạng lưới kết nối quốc tế về phong trào OCOP/OVOP/OTOP trong phát triển ngành nghề nông thôn khối ASEAN và một số nước triển khai Phong trào Mỗi làng một sản phẩm OVOP được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Yêu thích
Lựa chọn trường mô tả
  • Ảnh
  • Mã sản phẩm
  • Đánh giá
  • Giá
  • Tình trạng
  • Khả năng
  • Thêm vào giỏ
  • Trọng lượng
  • Additional information
Click chuột ra ngoài cửa sổ này để ẩn so sánh
So sánh
Giỏ hàng